Thực tế, kinh doanh thời nay không chỉ cần vốn mà còn cần chiến lược. Trong khi thị trường ngày càng bão hòa, việc lựa chọn được sản phẩm ít cạnh tranh nhưng vẫn có thể đáp ứng nhu cầu thực là yếu tố sống còn. Vậy bán hàng gì ít cạnh tranh để vừa dễ bắt đầu, vừa tăng cơ hội thành công nhanh chóng?
Vì sao nên chọn sản phẩm ít cạnh tranh khi mới khởi nghiệp?
Không phải cứ thị trường lớn là dễ kiếm lời. Nếu bạn chưa có vốn mạnh, kinh nghiệm dày dạn hay thương hiệu uy tín, việc lao vào thị trường đông người làm sẽ khiến bạn dễ bị “nghẹt thở” bởi các đối thủ lớn. Vì vậy, việc chọn sản phẩm ít cạnh tranh sẽ mang lại cho bạn những lợi thế như:
- Giảm áp lực về chi phí quảng cáo: Thị trường ít cạnh tranh sẽ giúp bạn không phải “đốt tiền” quá nhiều để tiếp cận khách hàng.
- Dễ xây dựng thương hiệu cá nhân: Là người tiên phong hoặc đi theo ngách nhỏ giúp bạn dễ dàng tạo dấu ấn hơn.
- Có thời gian tối ưu sản phẩm: Vì chưa phải cạnh tranh quá khốc liệt, bạn có thêm cơ hội thử nghiệm, điều chỉnh và cải thiện sản phẩm mà không lo bị loại khỏi “cuộc chơi” ngay từ đầu.
- Không cần vốn lớn: Các mặt hàng ít cạnh tranh thường chưa bị thương mại hóa mạnh nên vốn nhập hàng hoặc sản xuất ban đầu không quá cao.

Bán hàng ít cạnh tranh giúp người mới khởi nghiệp dễ dàng hơn (Ảnh: Tổng kho buôn sỉ)
Bán hàng gì ít cạnh tranh? Gợi ý 5 nhóm sản phẩm tiềm năng ít người kinh doanh
Dưới đây là 5 nhóm sản phẩm tiềm năng đang còn “khan hiếm” người bán nhưng nhu cầu lại khá ổn định, bạn có thể tham khảo để bắt đầu hành trình kinh doanh của mình!
Sản phẩm thủ công mang tính cá nhân hóa
Các mặt hàng thủ công như đồ gốm vẽ tay, sổ tay thủ công, tranh thêu, đồ len handmade… đang được người trẻ và dân văn phòng ưa chuộng. Điểm đặc biệt của các sản phẩm này là mỗi món đồ đều mang tính cá nhân hóa, trở thành “phiên bản giới hạn” khi gần như không thể bị sao chép hàng loạt.
Chính sự độc đáo và khác biệt này khiến khách hàng sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để sở hữu chúng. Họ sẽ xem như một cách thể hiện gu thẩm mỹ và cá tính riêng.
Đặc sản vùng miền hoặc thực phẩm theo mùa
Đây vẫn là thị trường chưa được khai thác mạnh tại các thành phố lớn. Những sản phẩm như mít sấy handmade, mắm cá linh, bánh tai heo truyền thống hay các loại trái cây theo mùa như vú sữa, bưởi da xanh hữu cơ, nước mắm thủ công, tinh dầu tỏi Lý Sơn… đều được khách hàng thành thị ưa chuộng vì sự tươi ngon, mang tính đặc sản vùng miền.
Chỉ cần tập trung vào một sản phẩm, làm chỉn chu từ chất lượng đến câu chuyện thương hiệu, bạn đã đủ khác biệt so với hàng công nghiệp đại trà.

Đặc sản vùng miền luôn có lợi thế hơn hàng công nghiệp (Ảnh: Nấm Việt Hà Thành)
Sản phẩm cho thú cưng độc lạ
Sản phẩm cho thú cưng độc lạ cũng là một hướng đi tiềm năng nếu bạn muốn tránh cạnh tranh gay gắt. Thay vì bán thức ăn hay phụ kiện phổ biến, bạn có thể chọn các sản phẩm mới mẻ như đồ chơi thông minh, quần áo thiết kế riêng, bánh sinh nhật handmade cho chó mèo hoặc dịch vụ làm đồ dùng cá nhân hóa cho thú cưng.
Xu hướng coi thú cưng như thành viên trong gia đình sẽ khiến khách hàng sẵn sàng chi nhiều tiền cho những món hàng lạ, độc quyền, ít đụng hàng này.
Đồ dùng cho người cao tuổi
Với xu hướng già hóa dân số như hiện nay, nhu cầu mua các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thiết bị hỗ trợ sinh hoạt, thực phẩm dinh dưỡng, gối đệm trị liệu, dụng cụ tập vận động… cho người già ngày càng tăng.
Đặc biệt, nhóm khách hàng này ưu tiên sự an toàn, chất lượng và tin tưởng nguồn gốc sản phẩm. Nếu bạn có thể nhập những mặt hàng hữu ích, tư vấn tận tình và xây dựng thương hiệu uy tín, đây sẽ là thị trường ổn định, ít cạnh tranh và rất đáng để bắt đầu.

Thị trường người cao tuổi đang được quan tâm nhiều hơn (Ảnh: Babykid)
Dịch vụ nhỏ kết hợp bán hàng
Dịch vụ nhỏ kết hợp bán hàng cũng là một hướng đi hay nếu bạn muốn ít cạnh tranh mà vẫn kiếm được khách hàng đều đặn. Chẳng hạn, bạn có thể làm bánh sinh nhật cá nhân hóa, nhận thiết kế thiệp mời, quay video hay kết hợp bán thêm khung ảnh, đồ trang trí hoặc quà tặng đi kèm…
Điểm đặc biệt của nhóm dịch vụ này là khách hàng thường tìm mua theo cảm xúc tức thì. Chỉ cần bạn nhanh nhạy, làm việc khéo léo và tạo được sự tin tưởng thì gần như chẳng phải lo cạnh tranh khốc liệt với ai cả.
Kinh nghiệm để bán hàng ít cạnh tranh mà vẫn có khách ổn định
Biết bán hàng gì ít cạnh tranh chỉ là bước đầu, việc duy trì lượng khách mới là điều quan trọng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà bạn không thể bỏ qua:
- Tập trung vào storytelling và thương hiệu cá nhân
- Tạo trải nghiệm khách hàng vượt mong đợi
- Tận dụng các kênh marketing miễn phí như Facebook cá nhân, hội nhóm ngách
- Chụp ảnh sản phẩm chỉn chu, chân thực, tránh dùng ảnh mạng
- Chăm sóc khách hàng sau bán bằng cách nhắn tin, hỏi thăm, gợi ý quà kèm nhỏ

Cách làm thương hiệu và chăm sóc khách hàng sẽ quyết định lượng khách ổn định (Ảnh: Học viện Haravan)
FAQ – Câu hỏi thường gặp về bán hàng gì ít cạnh tranh
Người mới có nên chọn sản phẩm quá lạ để tránh cạnh tranh?
Không nên chọn sản phẩm “quá lạ” nếu bạn không chắc có nhu cầu thật. Hãy chọn sản phẩm ít người làm nhưng có khách rõ ràng, có thể bắt đầu từ quy mô nhỏ để thử nghiệm.
Bán hàng ít cạnh tranh có dễ thành công hơn không?
Không chắc là dễ hơn, nhưng ít áp lực hơn. Bạn có thời gian để xây dựng thị trường, không bị cuốn vào cuộc đua giá hoặc chạy ads với đối thủ lớn.
Làm sao biết sản phẩm mình định bán có cạnh tranh nhiều không?
Một số cách đơn giản để bạn kiểm tra mức độ cạnh tranh là:
- Tìm thử sản phẩm đó trên sàn TMĐT (Shopee, TikTok Shop,…) xem có nhiều người bán chưa?
- Tìm kiếm trên Facebook xem có ai chạy quảng cáo sản phẩm đó không?
- Tìm từ khóa Google Trends hoặc công cụ tìm kiếm để kiểm tra mức độ quan tâm của người dùng
Chọn bán hàng gì ít cạnh tranh không phải để né tránh khó khăn mà là chiến lược khôn ngoan để đi hạn chế áp lực, gia tăng cơ hội kinh doanh hơn. Khi bạn chọn đúng sản phẩm ngách, hiểu rõ nhu cầu thật của khách hàng và làm bằng cái tâm thì dù ít người làm, bạn vẫn luôn có khách hàng trung thành.
Xem thêm:
Bí kíp bán hàng trên Facebook, Zalo chủ Tạp hóa không thể bỏ qua
Thay đổi tư duy bán hàng tạp hoá trong thời đại 4.0 để tăng doanh thu